Pages

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Nỗi lo khói bụi hiểm độc ở Jakarta

Gia đình David vừa trở về thủ đô Indonesia sau chuyến nghỉ dưỡng ở nước ngoài. Jakarta phủ kín trong sương khói khi nhìn từ trên cao. "Thì ra đó là sương khói quang hóa", David nói với người nhà. Sương khói quang hóa không phải do độ ẩm không khí gây ra, mà là một dạng ô nhiễm xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển. Nguyên nhân là ánh sáng mặt trời phản ứng với các khí thải động cơ, công nghiệp... tạo ra ozone, PAN và aldehit.

David là một người nước ngoài làm việc tại Jakarta nên đưa cả gia đình theo. Anh cho biết con trai anh thường thức dậy trong đêm với những cơn ho không ngừng. Điều này tưởng như bình thường với một đứa trẻ 15 tháng tuổi, tuy nhiên triệu chứng ho kéo dài gần 6 tuần. "Mỗi đêm, chúng tôi mất vài giờ để thức dậy cùng con, cho con uống nước và làm mọi thứ để con bớt khó chịu", anh chia sẻ. "Tôi bị ám ảnh bởi không khí của Jakarta bởi ô nhiễm".

Bác sĩ nói ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến con trai của David mắc bệnh hô hấp. Các phòng trong nhà David đều trang bị máy lọc không khí. Gia đình dự định sẽ sớm chuyển đến những nơi trong lành hơn để sống như Bandung, Bali, hay Australia.

Tại Bệnh viện nhi Pasar Minggu ở Nam Jakarta, bác sĩ nhi khoa Ardentry cho biết khoảng một nửa số bệnh nhân đến phòng khám của cô có vấn đề về hô hấp. Tình trạng này ngày càng nặng hơn. Nhiều đứa trẻ đến bệnh viện bị khó thở và sốt. Xét nghiệm phổi của chúng cho thấy những đốm và thâm nhiễm rõ rệt.

Cô quan sát điều này trong nhiều tháng. "Dù chưa chứng minh được mối liên quan của ô nhiễm không khí và các cháu bệnh hô hấp, nhưng tình trạng này rất đáng lo ngại", bác sĩ Ardentry nói.

Nhiều người dân Jakarta gặp vấn đề về hô hấp và bệnh ngày càng nặng. Ảnh: Abc

Một em bé ở Jakarta được đưa đến viện khám do bệnh hô hấp. Ảnh: Abc

Người dân Jakarta đang phải sống trong tình trạng ô nhiễm không khí nặng. Theo dữ liệu của AirVisual, hai tháng qua, Jakarta gần như liên tục được xếp trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ngày 17/9, mức ô nhiễm không khí của Jakarta đứng thứ 3, sau và Kuching (Malaysia).

Các chuyên gia nhận định, mức độ ô nhiễm nặng nề của Jakarta phần lớn là kết quả của sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, cùng với các hoạt động nông nghiệp theo mùa, khí thải từ các nhà máy nhiệt điện than.

Jakarta diện tích 6.392 km2, hơn 30 triệu dân. Ước tính đến năm 2030, Jakarta sẽ trở thành siêu đô thị lớn nhất thế giới, dân số 35,6 triệu người. Việc mở rộng này dự kiến sẽ làm tăng mối lo ngại về chất lượng không khí, khi các dự án xây dựng phát triển, tạo ra ô bụi bẩn. Dân số ngày càng tăng gây tắc nghẽn giao thông và khí xả thải.

Vào tháng 8, mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở Jarkarta được ghi nhận vào sáng sớm chủ nhật, dù thành phố cấm xe hơi lưu thông.

Tháng 9, chính quyền Jakarta mở rộng áp dụng quy định lưu thông theo biển số chẵn/lẻ đối với xe ôtô trên nhiều tuyến đường nội đô để giảm ùn tắc giao thông. Ôtô mang biển số chẵn được lưu thông theo ngày chẵn và ngược lại, trên 25 tuyến giao thông huyết mạch của Jakarta vào các ngày trong tuần từ 6h-10h và 16h-21h (trừ các ngày lễ).

Thủ đô Jakarta chìm trong sương khói quang hóa. Ảnh: Abc.net

Thủ đô Jakarta chìm trong sương khói quang hóa. Ảnh: Abc.

Jakarta là một trong những thành phố đầu tiên của Indonesia áp dụng chính sách giảm ô nhiễm không khí bằng cách thiết lập làn đường riêng cho xe buýt nhanh BRT, xây dựng dịch vụ đi lại bằng đường sắt. Hệ thống TransJakarta hoạt động từ đầu năm 2004 hình thành hệ thống giao thông công cộng tiện lợi với giá rẻ, khuyến khích người dân giảm sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giảm lưu lượng giao thông, nhất là trong giờ cao điểm.

Thúy Quỳnh ( Theo ABC, J akarta Post )

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------